Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

TP HCM: Thực phẩm chức năng bị "biến" thành thuốc

TP HCM Thuc pham chuc nang bi bien thanh thuoc
Ảnh minh họa

Ngày 8/10, thanh tra đã phát hiện nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo “thổi phồng” thành thuốc chữa ung thư cổ tử cung, ung thư gan tại văn phòng Công ty cổ phần Liên kết - Trí thức (TP HCM).

Đoàn thanh tra gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Theo ghi nhận của đoàn, văn phòng Công ty cổ phần Liên kết - Trí thức (13 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1) chỉ được phép giao dịch và tiếp thị nhưng lại kinh doanh thực phẩm chức năng không có hóa đơn, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

Văn phòng trên còn bị bắt quả tang đang bán 10 hộp keo dán Kinotakara, quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc cơ thể, nhưng không xuất hóa đơn. Công ty cũng bán các thực phẩm chức năng nhập khẩu như K-Liquid organic Spirulina, K- Liquid chlorophyll và K Bio Green nhưng chưa xuất trình được hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm tra đối với ba sản phẩm này.

Đoàn thành tra đã yêu cầu văn phòng Công ty Liên kết - Trí thức tạm dừng kinh doanh và ngừng ngay việc phát tán các tài liệu quảng cáo sản phẩm.

Trước đó, ngày 6/10, đoàn cũng thanh tra tại Công ty Cổ phần tài chánh - đầu tư Chu Việt, quận Phú Nhuận, chuyên kinh doanh cao ngựa và phát hiện công ty này không có đầy đủ hóa đơn của các loại xương dùng trong chế biến cao, không tự sản xuất mà chỉ nấu cao từ mẫu cao thô mua từ Hà Tây. Cũng trong đợt thanh tra, đoàn còn phát hiện nhiều mẫu quảng cáo của công ty Chu Việt có nội dung chưa đăng ký.

Quảng cáo thực phẩm chức năng cũng phải đăng ký

Trước tình trạng các loại thực phẩm chức năng bị cường điệu tác dụng, gây hiểu lầm là nó có hiệu quả như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản nhấn mạnh: Các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả thực phẩm chức năng nếu muốn quảng cáo phải làm hồ sơ đăng ký để cơ quan y tế thẩm định.

Theo Thứ trưởng Cao Minh Quang, mặc dù quy định trên đã có từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa đăng ký, hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã được cơ quan y tế thẩm định.

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan truyền thông chỉ ký hợp đồng quảng cáo loại sản phẩm trên khi có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế và theo đúng nội dụng đã thẩm định.

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất:
(Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ xếp loại)

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy:

- Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải:

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm:

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều:


- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt? Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.


(Theo SK & ĐS)

(Theo VNE)

Việt Báo (Theo_VnMedia)
Thuc pham chuc nang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét