Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Thực phẩm chức năng quảng cáo chữa được bệnh nan y

Ngày 23/8, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện thực phẩm chức năng "Viên rong biển", sản phẩm của Công ty TNHH Thanh An (120 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội) có nội dung nhãn hàng trái với công bố tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

cv

Những đợt kiểm tra bất ngờ của Sở Y tế Hà Nội luôn phát hiện ra các sai phạm của doanh nghiệp.

Theo công bố tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm “Viên rong biển” là sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, chất xơ tự nhiên... Tuy nhiên trên nhãn hàng bán ra thị trường, sản phẩm chức năng chữa bệnh nan y như chống loãng xương, trĩ, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, xám da, viêm gan B, giảm béo...

Cụ thể, giấy phép Cục An toàn vệ sinh thực phẩm công bố: ‘’Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Còn trên nhãn mác của sản phẩm này lại ghi: “Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.

Tại đây, đoàn kiểm tra còn phát hiện sản phẩm “Thực phẩm chức năng” dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch, được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận về công dụng: “Dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Thay thế một phần hoặc toàn phần khẩu phần ăn hàng ngày của các đối tượng trên’’. Nhưng trên nhãn mác, nhà sản xuất lại ghi thêm công dụng: “Người không mắc các bệnh trên ăn thực phẩm này phòng ngừa được các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư, loãng xương, giữ cho người trẻ lâu’’.

Ông Tạ Bá Thanh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thanh An, Long Biên, Hà Nội thừa nhận những sai phạm về việc thêm nội dung không có trong giấy phép vào sản phẩm chức năng.

Theo giải thích của ông Thanh, đầu tiên Công ty ghi theo đúng như Cục quy định nhưng sau khi người dân sử dụng thực phẩm chức năng này và có phản hồi lại là điều trị được thêm bệnh này, bệnh kia nên chúng tôi thêm vào cho phù hợp với đúng chức năng của loại thực phẩm chức năng.

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Sở Y tế đã mời Công ty TNHH Thanh An lên làm việc vào ngày 29/8.

  • Lệ Hà
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng - Xu hướng của thế giới hiện đại

Thuc pham chuc nang Xu huong cua the gioi hien dai

Theo dự báo của các chuyên gia, thì “thức ăn của con người trong thế kỷ XXI là thực phẩm chức năng”. Thức ăn không chỉ đảm bảo đủ calo, ngon, sạch, mà còn phải chứa các hoạt chất sinh học (HCSH) tự nhiên cần cho sức khoẻ và sắc đẹp,...

không chỉ điều khiển được các hoạt động chức năng của từng bộ phận trong cơ thể, tạo cho con người khả năng miễn dịch cao, chống sự lão hoá, tăng tuổi thọ, mà còn giúp con người phòng chống được một số bệnh, kể cả ung thư.

Công ty Utimate Nutrition và Mega-Pro - Mỹ đã đưa ra thị trường loại thức ăn “làm đẹp” (cosmetic food). Một số thực phẩm “thông minh” đã xuất hiện có chứa các HCSH cần cho hoạt động của cấu trúc não bộ.

Các chế phẩm chống ôxy hoá, chống lão hoá khá phong phú (Coenzim Q10), được bào chế từ các HCSH như selen hữu cơ, carotenoid, các vitamin A, C, E, alinxin, zingerol... và các tiền hormone steroid (từ động vật) có tác dụng khử các gốc tự do, kích hoạt các enzym kháng ôxy hoá trong cơ thể...có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc vóc dáng và làn da của bạn.

Utimate Nutrition và Mega-Pro với dòng thực phẩm tăng cân Massive Whey Gainer, giúp bạn luôn có được một thân hình cân đối và hấp dẫn.

Thuc pham chuc nang Xu huong cua the gioi hien dai

Dòng thực phẩm hỗ trợ các chức năng chống viêm nhiễm, chống lão hóa, tăng sức bền (Glutamin, Coenzim Q10, Creatine Monohydrat)...giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái hưng phấn, sẵn sàng với công việc và lúc nào cũng thật tươi trẻ.

Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm chức năng khác như hỗ trợ giảm mỡ, tăng cường hoocmon sinh dục (Died Ripped, Ultimate Burner, Ultra ripped, Tribulus...) sẽ giúp bạn có được một vóc dáng quyến rũ và tràn đầy sức sống.

Có thể khẳng định rằng, ngày nay các chất dinh dưỡng chính (đạm, đường, béo...) lại trở thành vai trò phụ, còn các HCSH đưa vào thực phẩm lại trở thành chính yếu. Thức ăn mới này chính là các loại thực phẩm chức năng, sẽ góp phần cụ thể hoá một nguyện vọng xa xưa của loài người trên trái đất: Thức ăn của chúng ta sẽ là những vị thuốc của chúng ta!


Việt Báo (Theo_24h)
Thuc pham chuc nang

Siết chặt quảng cáo thực phẩm chức năng

Người quảng cáo, phát hành quảng cáo chỉ được quảng cáo sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm khi có giấy phép nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền.

bb
Khang Mỹ Đơn, sản phẩm quảng cáo sai quy định đã bị cơ quan chức năng phát hiện.
Đó là một trong những nội dung của văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang gửi các cơ quan thông tấn báo chí ngày 9/10 để nhằm tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo sản phẩm chức năng.

Theo đó, người phát hành quảng cáo chỉ quảng cáo theo đúng nội dung đã được cơ quan y tế thẩm định bằng văn bản. Khi phát hiện những cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm có nội dung chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền xét duyệt thì người phát hành quảng cáo cần thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế để có hình thức xử lý kịp thời. Văn bản cũng nhấn mạnh, các hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt theo đúng quy định hiện hành.

Hiện nay, phần lớn các đơn vị, doanh nghiệp đã không tuân thủ theo pháp luật trong quảng cáo sản phẩm như quảng cáo khi chưa gửi hồ sơ đăng ký quảng cáo đến cơ quan y tế; quảng cáo không đúng với nội dung đã được cơ quan y tế thẩm định, đặc biệt có một số cơ quan truyền thông tiến hành ký hợp quảng cáo cho doanh nghiệp khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm trong việc quảng cáo thực phẩm chức năng, chủ yếu là quảng cáo quá mức cho phép hoặc không theo đúng giấy phép.

Để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng thực phẩm chức năng, ngày 9/10, công ty TNHH IMC đã đưa vào sử dụng tổng đài tư vấn sức khỏe cộng đồng qua số máy 1900585815. Qua đây, khách hàng sẽ nhận được những lời khuyên của các bác sĩ khi sử dụng thực phẩm chức năng, hạn chế được việc sử dụng sản phẩm quảng cáo quá mức cho phép.

  • L.Hà
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Thuc pham chuc nang


Chữa vô sinh bằng... thực phẩm chức năng

Chua vo sinh bang thuc pham chuc nang
TT (Quảng Bình) - Bà Phạm Thị H. ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vừa đến công an và Sở Y tế tỉnh trình bày về việc vợ chồng bà bị một số người khám và bán thuốc hiệu Vision lừa dối.

Theo bà H., bà và chồng lấy nhau đã bốn năm nhưng chưa có con. Nghe một số người mách ở Đồng Hới có người bán loại thuốc Vision rất tốt, bà cùng chồng khám và mua tám hộp với giá gần 4 triệu đồng. Người khám là ông Vinh (trú ở Hà Nội) và ông Thùy (trú ở Đồng Hới) cho biết uống xong bốn đợt thuốc (24 triệu đồng) là có con. Người nhà không tin nên bảo bà H. trả lại thuốc, nhưng ông Vinh và ông Thùy không nhận lại.

Theo ông Nguyễn Xuân Thí, chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Bình, Vision là một loại thực phẩm chức năng, không có công dụng và cơ chế của thuốc chữa bệnh, vì vậy không thể uống để chữa bệnh hiếm muộn được. Được biết, ông Vinh đã vào khám nhiều lần tại Đồng Hới và bán “thuốc” cho rất nhiều người để chữa bệnh.

L.GIANG

Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng không làm giảm béo!

Thuc pham chuc nang khong lam giam beo
Ảnh minh hoạ
“Đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn!”, “Giảm cân an toàn và hiệu quả cùng H.”, “Chúng tôi đã thon thả hơn nhờ thực phẩm chức năng M& M”. Nghe quảng cáo mà ham. Nhưng thực tế thì không phải như vậy !

Gọi là thực phẩm nhưng các sản phẩm này có hình thức giống y như những loại thuốc (sản xuất theo dạng viên, dạng bột). Sau một loạt quảng cáo các loại trà, các loại tảo, mát-xa có tác dụng giảm mập, nhiều người béo phì lại tiếp tục đặt hy vọng vào những loại thực phẩm chức năng này.

Quảng cáo lập lờ

Rất nhiều người béo phì than phiền rằng họ đã uống nhiều loại thuốc, đi mát-xa thường xuyên và gần đây lại chuyển sang uống các loại thực phẩm chức năng để giảm ký nhưng cân nặng vẫn y nguyên, thậm chí có nhiều trường hợp còn tăng ký.

Phân tích những quảng cáo trên, bác sĩ Đỗ Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo Cán bộ y tế TPHCM, cho rằng có nhiều chỗ lập lờ nên nhiều người hiểu lầm. Cụ thể, trong quảng cáo “Chúng tôi đã thon thả hơn nhờ thực phẩm chức năng M&M”.

Đọc qua nhiều người tưởng cứ uống sản phẩm này là thon thả. Ngay cả khi bên cạnh quảng cáo ghi tiếp “kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý có thể giúp bạn giảm đến 9 kg” thì vẫn không rõ ràng, vì thực tế chỉ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng cũng đã giảm được 9 kg.

Trong quảng cáo “Giảm cân an toàn hiệu quả cùng H.” có ghi “Bạn lo lắng về tình trạng dư cân và béo bụng ngày càng... tăng? H. sẽ giúp bạn “nhẹ nhàng” hơn, “tự tin” hơn”, thế nhưng trong dòng chữ nhỏ phía dưới ghi tác dụng lại nói “Sản phẩm thích hợp cho người dư cân, béo bụng để giảm bớt cân nặng, cần đi kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên”.

Bác sĩ Yến Phi nhấn mạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên là 2 biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất trong quá trình điều trị bệnh béo phì. Nếu đã tuân thủ nghiêm ngặt 2 biện pháp trên, chắc chắn người mập sẽ giảm cân chứ không cần đến một biện pháp nào khác.

Hoặc trong quảng cáo “Đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn” có ghi “Y. làm tăng chuyển hóa chất béo, đốt cháy năng lượng thừa, làm giảm cân” nhưng theo bác sĩ Yến Phi là không thể xảy ra vì không có một loại thuốc nào có tác dụng làm tiêu được mỡ nếu như cơ thể không vận động.

Chỉ là thực phẩm năng lượng thấp

Bác sĩ Yến Phi cho biết, thực phẩm chức năng chỉ là những loại thực phẩm có năng lượng thấp để thay thế những loại thực phẩm thông thường và người uống vẫn có cảm giác thèm ăn.

Quá trình giảm cân đòi hỏi một chế độ ăn uống kiêng khem nên cơ thể sẽ thiếu một vài chất dinh dưỡng cần thiết và các loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung các chất này. Do vậy, người béo phì tự mua uống sẽ không có tác dụng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ xem cơ thể thiếu chất gì để bổ sung.

Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Gia Tiến, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cũng cho rằng thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng đối với từng cá thể. Và ngay cả những cá thể này về lâu dài nếu không bảo đảm một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý cũng không còn tác dụng.

Đó là chưa kể một số loại thực phẩm này cũng có chống chỉ định như viêm loét dạ dày, tá tràng... Ngoài ra, thực phẩm chức năng cũng có tác dụng phụ như làm cho cơ thể thừa vi chất này nhưng lại thiếu vi chất kia, sẽ không tốt cho cơ thể.

Bác sĩ Yến Phi nhấn mạnh đối với người béo phì, giảm cân là việc làm cả đời, chứ không phải ngày một ngày hai.

Điều không tưởng

Sau nhiều năm điều trị cho bệnh nhân béo phì, bác sĩ Đỗ Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo Cán bộ y tế TPHCM, rút ra kết luận: Phần lớn những người béo phì thường có tâm lý thích ăn nhiều, ngại vận động nhưng lại muốn giảm ký. Do vậy, họ luôn mong muốn có một loại thuốc nào đó làm được điều kỳ diệu này. Tuy nhiên, đó là điều không tưởng vì lộ trình giảm cân cơ bản dựa trên chế độ ăn uống và vận động.

Theo Người Lao động

Thuc pham chuc nang

Cấp phép lưu hành thực phẩm chức năng cho đàn ông trung niên

Cap phep luu hanh thuc pham chuc nang cho dan ong trung nien
Thực phẩm chức năng X-men Forte được bào chế dạng viên

Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cấp phép lưu hành cho hai thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tăng sức khỏe tình dục cho đàn ông lứa tuổi 30-55 tuổi là Nam Dược X-Men và X-MEN forte.

Các sản phẩm này chứa chiết xuất các thảo dược thiên nhiên có tác dụng bồi bổ, bổ thận tráng dương, sinh tinh như đông trùng gạ thảo, nhân sâm, hoài sơn, dâm dương hoắc, nhục thung dung, phấn hoa tùng hương…

Chúng tốt cho những người bị xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương, tuy nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể điều trị hết bệnh. Các chuyên gia nam học khuyến cáo những người yếu sinh lý ngoài việc sử dụng thực phẩm bổ trợ còn cần đến bác sĩ khám để được kê đơn thuốc nếu cần.

(Theo VNE)

Việt Báo (Theo_VnMedia)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng "tâng" công dụng

Thực phẩm chức năng (TPCN) không có khả năng chữa bệnh nhưng nhiều nhà sản xuất đã cố tình khoác thêm cho nó chức năng này khi tung sản phẩm ra thị trường, TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết trong buổi kiểm tra sáng 23/8 tại một số cơ sở.

Khi tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thanh An, ở 120 Nguyễn Sơn, Long Biên, HN - cơ sở chuyên sản xuất thực phẩm và TPCN, đoàn thanh tra đã phát hiện nơi bảo quản thành phẩm không đạt tiêu chuẩn.

Nghiêm trọng hơn, “bộ cánh” công dụng mà cơ sở này khoác lên cho sản phẩm của mình mới là điều đáng nói. Chứng nhận của Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (VFA) một đằng, cơ sở sản xuất lại “tâng” công dụng lên một nẻo.

Thuc pham chuc nang tang cong dung
Các thực phẩm chức năng được "khoác" thêm công dụng được phát hiện tại Cty Thanh An sáng nay, 23/8. Ảnh Thái Hằng


Chẳng hạn, loại thực phẩm chức năng có tên “Viên rong biển” (Tảo côn bố hay tảo lục) gồm các thành phần: rong biển, citric acid và tinh bột sắn. Theo công bố mà VFA duyệt, công dụng của viên rong biển là “Có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối, ngoài ra cung cấp một lượng chất xơ tự nhiên cao nên giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Nhưng thông tin trên nhãn mác thì sản phẩm này lại có chức năng “Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu. Giảm Cholesterol (tác nhân gây xơ vữa động mạch). Phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng. Trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt tốt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.

Kèm đó là khuyến cáo: “Người không mắc bệnh ăn thực phẩm này rất tốt. Nên uống liên tục nhiều ngày”.

Giải thích điều này, ông Tạ Bá Thanh, Phó Giám đốc Thành An nói: “Căn cứ vào tác dụng của những người đã sử sản phẩm này, chúng tôi tự ghi thêm vào để bà con biết công dụng của nó!”.

Ông Thanh còn cho hay: “Viên rong biển" còn có nhiều tác dụng khác mà chúng tôi chưa tiện ghi thêm, chẳng hạn nó đã chữa được bệnh đái tháo đường cho người bệnh?!"

Một sản phẩm khác có nhãn: “Thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch”, được VFA chứng nhận về công dụng: “Dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Thay thế một phần hoặc toàn phần khẩu phần ăn hàng ngày của các đối tượng trên".

Nhưng trên nhãn mác, nhà sản xuất lại khoác thêm công dụng “Người không mắc các bệnh trên ăn thực phẩm này phòng ngừa được các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư, loãng xương, giữ cho người trẻ lâu".

Ngoài ra, nhà sản xuất còn khuyến cáo: "Nên ăn thêm Bột ngũ cốc ăn kiêng cho người tiểu đường hoặc Sữa đậu nành sen dừa (2 sản phẩm này cũng của công ty sản xuất) để tăng tác dụng, còn có tác dụng trị ho lâu ngày, chữa đại tràng dạ dày, tê buốt chân tay, người đi mất thăng bằng”.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ sớm đưa ra hình thức xử phạt nghiêm với cơ sở này trong thời gian sớm nhất. Kết quả sẽ có sau ngày 29/8.

Thái Hằng

Việt Báo (Theo_VTC)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng: Không được coi là thuốc chữa bệnh

"Thực phẩm chức năng: Không được coi là thuốc chữa bệnh"... Đó là ý kiến của PGS-TS Trần Đáng- Cục trưởng cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tại buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật do Hội dinh dưỡng TP.HCM tổ chức vào ngày 29/9 với chủ đề "Thực phẩm chức năng: Hiểu đúng- Dùng đúng- Làm đúng".

Thuc pham chuc nang Khong duoc coi la thuoc chua benh

Nhiều người tiêu dùng quan tâm đến TPCN được trưng bày tại buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật do Hội Dinh dưỡng TP.HCM tổ chức vào sáng 29/9. (Ảnh: M. Tâm)

Buổi sinh hoạt nói trên có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế và thực phẩm.

Phát biểu tại buổi sinh hoạt trên, PGS-TS Trần Đáng cho biết, cho đến nay, chưa có một tổ chức quốc tế nào đươc ra định nghĩa đầy đủ về thực phẩm chức năng (TPCN). Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế nhưng thuật ngữ TPCN đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo PGS-TS Trần Đáng thì TPCN phải là thực phẩm, nghĩa là cần phân biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng, nhất là các thực phẩm chức năng nhóm bổ sung vitamin, khoáng chất và hoạt chất sinh học. TPCN phải an toàn, đối với TPCN mới, có thành phần mới, độ an toàn phải được chứng minh trên cơ sở khoa học. Không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của TPCN mặc dù một số nước công nhận khả năng đó.

Cũng theo PGS-TS Trần Đáng, cần có một hệ thống luật pháp để kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh TPCN. Tại Việt Nam, từ 2004 đến nay đã có 3 văn bản thay thế nhau của Bộ Y tế để quản lý TPCN. Cho đến nay, văn bản mới nhất là Thông tư số 08/;2004/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 23/8/2004 đưa ra định nghĩa "TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

Tuy nhiên, tại buổi sinh hoạt, nhiều chuyên gia không khỏi băn khoăn khi ở Việt Nam, một quan niệm đúng đắn về tác dụng của TPCN còn chưa rõ. Đồng thời, cũng chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại thực phẩm truyền thống, thực phẩm dinh dưỡng, thuốc - thực phẩm với TPCN. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc hướng dẫn người dân lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm chức năng có lợi cho sức khoẻ của mình và người thân.

Trước tình hình có một số nhà kinh doanh đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để quảng cáo quá đáng chức năng của TPCN, gây ngộ nhận về giá trị thật của TPCN, tại buổi sinh hoạt khoa học-kỹ thuật nói trên, các nhà chuyên môn đã đưa ra một số hướng dẩn cần thiết nhằm giúp người tiêu dùng chọn lựa đúng TPCN.

10 câu hỏi gợi ý giúp người tiêu dùng tự xem xét trước khi quyết định mua một loại TPCN

Thuc pham chuc nang Khong duoc coi la thuoc chua benh

Cần xem xét thật kỹ trước khi lựa chọn mua một loại TPCN

1. Thành phần mang lại hiệu quả chức năng là thành phần gì? Thành phần này có sẵn trong tự nhiên, trong thực phẩm hay do bổ sung vào?

2. Nhà sản xuất đã xá nhận về hiệu quả lợi ích của sản phẩm này như thế nào? Có nghiên cứu khoa học nào hỗ trợ cho sự xác nhận lợi ích này không? Hoặc, có nghiên cứu nào mâu thuẫn với sự xác nhận này?

3. Nhà sản xuất có phải là một công ty có tiếng tăm tốt, đáng tin cậy? Trước đây bạn có từng mua và sử dụng sản phẩm từ công ty này không?

4. Đọc trên nhãn, bạn có thể biết được hàm lượng các thành phần trong thực phẩm là bao nhiêu không?

5. Thành phần bổ sung vào thực phẩm có quá cao hay quá thấp không? Hãy tim hiểu mức khuyến cáo nhu cầu hàng ngày và mức tối đa cho phép về thành phần này, và áp dụng để biết rằng bạn nên dùng bao nhiêu lần là đủ.

6. Có những thành phần nào ảnh hưởng đến sự hấp thu thành phần chức năng này không? Thành phần này có gây tương tác thuốc - thực phẩm bất lợi cho sức khoẻ của bạn hay không?

7. Thành phần chức năng bổ sung vào thực phẩm dưới dạng sinh học nào? Nó có ở dưới dạng dễ hấp thu hay dễ chuyển hoá không?

8. Đặc điểm dinh dưỡng của thực phẩm chức năng có phù hợp với mục tiêu sức khoẻ mà bạn mong muốn không?

9. Hãy so sánh giá cả của TPCN với thực phẩm thông thường, giá có tương xứng với thành phần chức năng mang lại lợi ích cho bạn không?

10. Cách thức chế biến thực phẩm hay cách bảo quản có ảnh hưởng đến hiệu quả chức năng của thực phẩm không?

(Theo tài liệu của TS-BS Nguyễn Thị Minh Kiều, Hội trưởng Hội Dinh dưỡng TP.HCM)

  • Mai Loan
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng không giúp trẻ em cao thêm

Sau hàng loạt các loại thực phẩm chức năng quảng cáo có tác dụng giữ mãi tuổi thanh xuân, giảm mập, chữa hết nám da..., gần đây trên thị trường lại xuất hiện loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là giúp trẻ tăng trưởng chiều cao.

“M. chiết xuất xương toàn phần, có tác dụng làm tăng trưởng chiều cao, kích thích xương dài ra trong giai đoạn tiền dậy thì, ngăn ngừa thoái hóa khớp, chống loãng xương... Sử dụng cho trẻ em và người lớn trên 6 tuổi”. Đọc những lời quảng cáo trên, theo số điện thoại của công ty, tôi đã gọi đến để được tư vấn về sản phẩm này. Một giọng nữ ở đầu dây bên kia cho biết M. là thực phẩm chức năng nên uống bao lâu cũng được. Khi tôi hỏi con gái tôi 8 tuổi nếu sử dụng loại sản phẩm này sẽ cao thêm được bao nhiêu cm? Cô gái trả lời ít nhất phải uống trong một năm mới có tác dụng. Trung bình chiều cao mỗi năm sẽ tăng được 50% so với mức phát triển bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, khẳng định quảng cáo của sản phẩm M. là sai sự thật vì đến nay trên thế giới chưa có một nghiên cứu về một loại thực phẩm nào có thể giúp trẻ tăng trưởng chiều cao mỗi năm thêm 50% so với mức tăng trưởng bình thường.

Còn theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP HCM, quảng cáo giúp tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn tiền dậy thì sẽ rất khó phân biệt được do thực phẩm hay do sự phát triển chiều cao sinh lý. Từ 8 đến 10 tuổi gọi là giai đoạn tiền dậy thì. Còn giai đoạn dậy thì vào khoảng 11 đến 15 tuổi. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh, thường gấp đôi chiều cao phát triển hằng năm. Lúc cao điểm có thể phát triển gấp bốn lần bình thường, tức là có thể tăng 10-20 cm mỗi năm chỉ cần cung cấp năng lượng và vận động đầy đủ. Đây là giai đoạn sinh lý mà tất cả trẻ em đều trải qua.

Theo bác sĩ Yến Phi, M. chiết xuất từ xương toàn phần thì đó là can xi, tương đương với canxi trong sữa. Tuy nhiên, bác sĩ Yến Phi vẫn khuyên người tiêu dùng nên uống sữa để bổ sung canxi hơn là uống những loại thực phẩm chức năng vì trong sữa ngoài canxi còn bổ sung các chất khác như chất đạm, vitamin D, chất xơ, các loại vitamin... Phát triển chiều cao không chỉ dựa vào canxi, mà nó phụ thuộc vào rất nhiều chất như vitamin D, vitamin A, các i-ốt, hormone tuyến giáp..., còn nếu chỉ bổ sung mỗi canxi, cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu các chất khác làm chiều cao không phát triển được đến mức tối ưu. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa còn cho rằng uống loại thực phẩm này trong nhiều năm có nhiều nguy cơ gây bệnh sỏi thận, sỏi mật... Ngay cả với những trẻ trên 6 tuổi mà thiếu canxi (biểu hiện còi cọc, chậm phát triển...) thì cũng nên bổ sung canxi từ sữa và các nguồn thực phẩm tự nhiên như các loại cá ăn được cả xương, tép...

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, cho biết, tại VN đang “bùng nổ “ các công ty sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm chức năng. Vì lợi nhuận, không ít công ty đã quảng cáo quá mức công dụng thật sự của thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Minh Tâm, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ TP HCM, cho biết lợi dụng sự thiếu thông tin của nhiều người tiêu dùng, không ít nhà sản xuất, kinh doanh đã đưa ra thị trường tiêu thụ những thực phẩm chức năng được “thổi” lên như những thần dược chữa đủ thứ bệnh, kể cả bệnh nan y. Cũng có doanh nghiệp quảng cáo theo kiểu lập lờ để đánh lừa người tiêu dùng.

(Theo Người Lao Động)

Việt Báo (Theo_VnMedia)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng dùng để... đặt âm đạo(!?)

Thuc pham chuc nang dung de dat am dao
Sản phẩm Khang Mỹ Đơn bày bán ngoài hành lang của phòng Hội thảo “Thực phẩm chức năng - doanh nghiệp và người tiêu dùng”.

Thực phẩm chức năng vẫn tưởng dùng để ăn nhưng hóa ra có những thứ lại dùng để đặt vào ... âm đạo. Và lạ là nó vẫn được cơ quan chức năng cấp phép để trở thành một loại thực phẩm (!?).

Thực phẩm lại… chữa phụ khoa

Ngày 17/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức hội thảo “Thực phẩm chức năng - doanh nghiệp và người tiêu dùng” để “ca ngợi” những lợi ích, hiệu quả của thực phẩm chức năng (TPCN) đối với sức khoẻ con người. Song bên lề hội thảo lại “nóng bỏng” những lời bàn tán về tác dụng thật sự và việc quản lý đối với TPCN.

Tại hành lang hội nghị, có rất nhiều công ty trưng bày mặt hàng TPCN, trong đó đặc biệt nhất là sản phẩm Khang Mỹ Đơn của Cty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Monjoin VN. Điều đặc biệt đó là Khang Mỹ Đơn - một loại TPCN không phải dùng để ăn, uống mà dùng để đặt vào âm đạo của phụ nữ.

Trong tờ rơi của sản phẩm có quảng cáo rất rõ: “Khang Mỹ Đơn có tác dụng bổ sung các nội tiết tố, chống lão hoá, kéo dài tuổi mãn kinh, bài tiết các tạp chất bẩn, làm sạch âm đạo và tử cung, ngăn chặn sự phát triển các mầm bệnh trong âm đạo... Cách dùng: Sản phẩm được đặt vào âm đạo...”.

Theo lời giới thiệu của nhân viên Cty, Khang Mỹ Đơn là viên hình con nhộng, dùng để đặt vào âm đạo và đi kèm với viên đặt là tinh dầu bảo dưỡng làm đẹp. Loại tinh dầu này dùng để xoa bụng dưới vị trí hai bên hố chậu, tinh dầu sẽ thấm sâu vào hai buồng trứng sẽ có tác dụng tăng cường nội tiết, điều hoà hệ thống sinh dục phụ nữ... Giá bán sản phẩm này khá đắt: 240.000đ/hộp 3 viên đặt, 240.000đ/lọ tinh dầu.

Thành phần của sản phẩm chủ yếu là các dược liệu đông y: Tàng hoa hồng, cương đảm, huyết kiệt, hoàng cầm... Điều đáng nói nữa là trong tờ giải đáp thắc mắc khi sử dụng sản phẩm Khang Mỹ Đơn, có nói đến rất nhiều “tác dụng phụ” như: Khi sử dụng Khang Mỹ Đơn sẽ có cảm giác đau lưng, đau bụng, chóng mặt, mất ngủ, ngứa, sưng, tức máu, tiết dịch âm đạo nhiều hơn, có vết máu đặc tiết ra...Và lời giải thích cho những hiện tượng bất thường đó khi dùng là do phát huy tác dụng?

Đáng ngại nữa là sản phẩm được khuyên dùng lâu dài, để bảo vệ sức khoẻ dùng 1-2 viên mỗi tháng....Sản phẩm này đã được Bộ Y tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn và cấp phép lưu hành.

Vì sao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) lại cấp phép cho 1 loại TPCN có cách dùng kỳ lạ như vậy. Với những lời quảng cáo của sản phẩm thì có thể hiểu đó như là một loại thuốc chữa bệnh phụ nữ. Và chắc chắn rằng không ít phụ nữ khi có ý định dùng sản phẩm, sẽ “rùng mình” về cách sử dụng sản phẩm.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm “bị ép” cấp phép?

Nói đến thực phẩm, trong đó có cả TPCN thì có nghĩa đó là đồ ăn, thức uống chứ không thể là thứ dùng để đặt vào những vị trí khác trên cơ thể con người. Vì sao Cục ATVSTP - với chức năng là cấp phép và quản lý các loại thực phẩm - lại cấp phép cho lưu hành Khang Mỹ Đơn là một loại TPCN.

Ngay trong bài nói của ông Trần Đáng - Cục trưởng Cục ATVSTP - tại hội thảo có nói tới 7 nhóm TPCN, thì không có nhóm nào có loại TPCN dùng để “đặt âm đạo”.

Giải thích về việc cho lưu hành Khang Mỹ Đơn, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng cấp phép và đăng ký chất lượng, Cục ATVSTP cho biết: “Trước khi Khang Mỹ Đơn được cấp phép lưu hành, đã có nhiều bàn cãi. Chính Cục ATVSTP sau khi cho phép Khang Mỹ Đơn ra thị trường 1 tháng đã vội vã ra lệnh thu hồi. Trước đề nghị của Cty, Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Quản lý dược, Cục ATVSTP, Vụ Y học cổ truyền “họp” lại để xem xét Khang Mỹ Đơn là thuốc hay thực phẩm. Cục Quản lý dược cho rằng, Khang Mỹ Đơn tại nước sở tại (Trung Quốc) cấp phép là sản phẩm bổ sung sức khoẻ chứ không phải là thuốc, thì VN không thể cho là thuốc được. Căn cứ trên hồ sơ của sản phẩm, 3 đơn vị trên đã thống nhất giao cho Cục ATVSTP cấp phép với tên gọi là sản phẩm bổ sung sức khoẻ chứ không gọi là TPCN...”.

Như vậy, có thể hiểu là Cục ATVSTP bị “ép” phải cấp giấy phép lưu hành cho Khang Mỹ Đơn. Trên thực tế, tên gọi “sản phẩm bổ sung sức khoẻ” đã không ai biết đến. Khi Khang Mỹ Đơn trưng bày sản phẩm tại Hội thảo về TPCN thì ai cũng hiểu đó là TPCN. Hơn nữa, những nhân viên của Cty vẫn “nhập nhằng” giới thiệu với khách hàng khi là TPCN, khi là thuốc bởi các công dụng “kỳ diệu” chữa bệnh phụ khoa.

Theo Ngọc Phương

Lao động

Việt Báo (Theo_DanTri)
Thuc pham chuc nang

Lạm dụng thực phẩm chức năng có thể gây hại cho sức khỏe

Sáng 17.7, Hội thảo về thực phẩm chức năng đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức tại Hà Nội. Theo Phòng Đăng ký cấp phép (Cục ATVSTP), số sản phẩm thực phẩm chức năng đang tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 5.000 sản phẩm thực phẩm công bố chất lượng, trong đó khoảng 600 là sản phẩm chức năng. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Đăng ký cấp phép (Cục ATVSTP) cho biết: việc bùng nổ thực phẩm chức năng và tình trạng quảng cáo quá mức có thể dẫn đến sự ngộ nhận của người tiêu dùng và lạm dụng.

Theo ông Đỗ Gia Phan (Hội Bảo vệ người tiêu dùng VN): một số nghiên cứu cho biết, với cùng loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa ung thư, nhưng nếu được sử dụng liều tập trung cao thì lại có thể gây tác dụng ngược lại - trở thành tác nhân gây ung thư.

Nam Sơn

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Thuc pham chuc nang

TP HCM: Thực phẩm chức năng bị "biến" thành thuốc

TP HCM Thuc pham chuc nang bi bien thanh thuoc
Ảnh minh họa

Ngày 8/10, thanh tra đã phát hiện nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo “thổi phồng” thành thuốc chữa ung thư cổ tử cung, ung thư gan tại văn phòng Công ty cổ phần Liên kết - Trí thức (TP HCM).

Đoàn thanh tra gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Theo ghi nhận của đoàn, văn phòng Công ty cổ phần Liên kết - Trí thức (13 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1) chỉ được phép giao dịch và tiếp thị nhưng lại kinh doanh thực phẩm chức năng không có hóa đơn, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

Văn phòng trên còn bị bắt quả tang đang bán 10 hộp keo dán Kinotakara, quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc cơ thể, nhưng không xuất hóa đơn. Công ty cũng bán các thực phẩm chức năng nhập khẩu như K-Liquid organic Spirulina, K- Liquid chlorophyll và K Bio Green nhưng chưa xuất trình được hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm tra đối với ba sản phẩm này.

Đoàn thành tra đã yêu cầu văn phòng Công ty Liên kết - Trí thức tạm dừng kinh doanh và ngừng ngay việc phát tán các tài liệu quảng cáo sản phẩm.

Trước đó, ngày 6/10, đoàn cũng thanh tra tại Công ty Cổ phần tài chánh - đầu tư Chu Việt, quận Phú Nhuận, chuyên kinh doanh cao ngựa và phát hiện công ty này không có đầy đủ hóa đơn của các loại xương dùng trong chế biến cao, không tự sản xuất mà chỉ nấu cao từ mẫu cao thô mua từ Hà Tây. Cũng trong đợt thanh tra, đoàn còn phát hiện nhiều mẫu quảng cáo của công ty Chu Việt có nội dung chưa đăng ký.

Quảng cáo thực phẩm chức năng cũng phải đăng ký

Trước tình trạng các loại thực phẩm chức năng bị cường điệu tác dụng, gây hiểu lầm là nó có hiệu quả như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản nhấn mạnh: Các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả thực phẩm chức năng nếu muốn quảng cáo phải làm hồ sơ đăng ký để cơ quan y tế thẩm định.

Theo Thứ trưởng Cao Minh Quang, mặc dù quy định trên đã có từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa đăng ký, hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã được cơ quan y tế thẩm định.

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan truyền thông chỉ ký hợp đồng quảng cáo loại sản phẩm trên khi có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế và theo đúng nội dụng đã thẩm định.

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất:
(Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ xếp loại)

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy:

- Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải:

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm:

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều:


- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt? Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.


(Theo SK & ĐS)

(Theo VNE)

Việt Báo (Theo_VnMedia)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng là gì?

Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.

Những điều cần biết về thực phẩm chức năng

Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.

Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, bạn phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy tín).

Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng” (structure/function claims).

Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.

Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào.

Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng thực phẩm chức năng. Trên thực tế, mỗi năm ở Mỹ vẫn có hàng nghìn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn của chủng loại thực phẩm này.

Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt những thực phẩm chức năng có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại cần nghiên cứu thêm. Không nên vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài nghiên cứu ban đầu.

Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các thực phẩm chức năng như sau:

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzeingenistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy

- Cá nhiều mỡ chứa axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều

- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa axit béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt?

Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Thuc pham chuc nang

Tìm hiểu thêm về thực phẩm chức năng

Sống khỏe mạnh và trường thọ luôn là ước mơ và mục đích vươn đến của con người. Từ ăn đủ no, ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và trị bệnh. Trong vô số các thực phẩm để lựa chọn, những loại có tác dụng phòng chống bệnh tật đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Để giúp bạn đọc hiểu biết thêm về các loại thực phẩm chức năng và cách chọn lựa, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về loại thực phẩm này.

Thực phẩm chức năng (TPCN) là gì?

Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, một số thực phẩm còn có vai trò “chức năng”, nghĩa là chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe chủ yếu nhờ vào những thành phần có tác dụng chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số hoạt chất khác. Trong bảng phân loại thực phẩm hiện nay của Mỹ, được kể đến đầu tiên là những thực phẩm ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng nhiều; Tiếp đó là nhóm thực phẩm chỉ có những hoạt chất với lượng ít và được bổ sung thêm, hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hoặc gây biến đổi gen để tăng hàm lượng một số chất có lợi.

Cách nhận biết các thực phẩm chức năng

Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm ở dạng tự nhiên sử dụng hàng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, đòi hỏi chúng ta phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm, với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy tín.

Hiện nay, TPCN được quan tâm là loại đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin. Thông tin thứ nhất có nội dung là “xác nhận có lợi cho sức khỏe” (health claims) và thứ hai là “xác nhận về cấu trúc/ chức năng” (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/ chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của FDA, nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.

Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối TPCN đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về TPCN vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào. Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các TPCN được gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng TPCN. Thực tế, mỗi năm vẫn có hàng ngàn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn của chủng loại thực phẩm này. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần nhận biết những TPCN có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại TPCN cần phải nghiên cứu thêm, để không vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài nghiên cứu ban đầu.

Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, các TPCN đã được Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ xếp loại như sau:

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất gồm

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu sẽ không gây sâu răng.

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch (trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; Thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; Những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzein và genistein; Margarines có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy gồm: Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải:

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm:

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều:

- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng, còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta cần thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính hoặc tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt?

Một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều TPCN nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của TPCN cũng như những hướng dẫn về TPCN không nhất quán sẽ gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm TPCN có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.

Theo SK&ĐS

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Thuc pham chuc nang

“Loạn” thực phẩm chức năng

Loan thuc pham chuc nang
Một loại thực phẩm chức năng được bày bán.

- Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra việc sản xuất và lưu hành sản phẩm thực phẩm chức năng trên địa bàn Hà Nội và đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong sản xuất và quảng cáo sản phẩm này.

“Quảng cáo” chữa bách bệnh

Sản phẩm “Viên rong biển” của Công ty TNHH Thanh An (Trụ sở tại phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên) được quảng cáo hết sức "kêu" như: bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, lợi tiểu, trĩ, ngăng ngừa chứng huyết khối tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu; giảm Cholesterol (tác nhân gây xơ vữa động mạch), phòng chống ung thư dạ dày, trị bướu cổ, đại tràng, tràng nhạc, thải độc, xám da, lọc máu, giảm béo, viêm gan B,...Rồi thì sản phẩm có lợi đối với bệnh nhân đái tháo đường, người béo phì, huyết áp, tim mạch... Những lời quảng cáo về công dụng của loại thực phẩm này đã lừa được khá nhiều người tiêu dùng. Công dụng thực của "Viên rong biển" theo chứng nhận của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm gồm các thành phần: Rong biển, citric acid và tinh bột sắn, vì vậy “Viên rong biển” chỉ được công nhận là loại có nhiều vi chất dinh dưỡng, nên dùng tốt cho người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một chất xơ tự nhiên cao nên giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hoá, đặc biệt là đại tràng.

Một sản phẩm khác có nhãn “Thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường, tim mạch, huyết áp” được cơ quan chức năng chứng nhận về công dụng là: “Dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch thay thế một phần hay toàn bộ khẩu phẩn ăn hàng ngày của các đối tượng trên”. Tuy nhiên trên nhãn mác của sản phẩm này, nhà sản xuất lại “nói khoác” thêm công dụng: “Người không mắc các bệnh trên ăn thực phẩm này phòng ngừa được các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, ung thư, loãng xương, giữ cho cơ thể trẻ lâu. Ngoài ra, nhà sản xuất còn khuyến cáo, nên ăn thêm bột ngũ cốc ăn kiêng cho người tiểu đường hoặc sữa đậu nành sen dừa để tăng tác dụng trị ho lâu ngày, chữa đại tràng dạ dày, tê buốt chân tay, người đi mất thăng bằng...”.

Người tiêu dùng nên thận trọng

Theo Thông tư số 08 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý sản phẩm thực phẩm chức năng, thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, giảm suy nhược cơ thể và tăng cường sức đề kháng giảm nguy cơ gây bệnh. Thực phẩm chức năng tuỳ theo hàm lượng, công dụng, vi chất dinh dưỡng và hướng dẫn sử dụng còn có tên gọi khác là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm vi chất dinh dưỡng y học. Nội dung ghi nhãn mác của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Pháp luật về nhãn mác và điều kiện cụ thể, chẳng hạn phải ghi tên nhóm sản phẩm, đối tượng sử dụng, công dụng của sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm... Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt buộc phải ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Trên nhãn sản phẩm này cũng không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng, chúng cũng có những công dụng nhất định đối với sức khoẻ con người nhưng tác dụng của chúng khá hạn chế, khác xa lời quảng cáo. Qua đợt kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy các mặt hàng này có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, ngoài sự quản lý của cơ quan y tế thì người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua các loại thực phẩm chức năng đang bán trên thị trường, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Bài, ảnh: N.Hiếu

Việt Báo (Theo_VnMedia)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng không phải là thần dược

Thuc pham chuc nang khong phai la than duoc

Nhân viên bán hàng giới thiệu thực phẩm chức năng Spiracid được quảng cáo có công dụng "hỗ trợ phòng và điều trị ung thư, hạn chế tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị, nâng sức đề kháng cho người nhiễm HIV" (!)

Tại VN đang "bùng nổ" các công ty sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm chức năng. Vì lợi nhuận, không ít công ty đã quảng cáo quá mức công dụng thật sự của thực phẩm chức năng. Vậy thực phẩm chức năng có công dụng gì?

Hội thảo "Thực phẩm chức năng: Hiểu đúng - làm đúng - dùng đúng" do Hội Dinh dưỡng TP.HCM tổ chức ngày 29-9. PGS.TS Trần Đáng - cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - cho biết sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) hiện là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với doanh thu mỗi năm đạt hơn 65.000 tỉ USD trên toàn cầu. Tại VN, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng thực tế ai cũng thấy có sự "nở rộ" đa dạng của các loại TPCN.

Quảng cáo sai sự thật

Không ít doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN đã vô tình hoặc cố ý tận dụng sự mới mẻ và phức tạp của ngành hàng này, sự thiếu thông tin của các cơ quan chức năng và người dân để tiến hành kinh doanh, quảng cáo quá mức, không đúng qui định. Ông Đáng cho rằng một bất cập trong kinh doanh TPCN hiện nay khiến không ít người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng "dị ứng" với TPCN, đó là bán hàng đa cấp.

Nhân viên của các công ty bán hàng đa cấp phóng đại công dụng thật sự của TPCN là chữa được đủ thứ bệnh, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến "bôi xấu" TPCN. Trong khi thực tế TPCN có những ưu điểm nhất định, nếu hiểu không đúng sẽ thiệt thòi cho người dân. Ông Đáng cho biết Bộ Y tế vừa quyết định thành lập hai đoàn thanh tra tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... về việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, quảng cáo TPCN. Trong đó, đặc biệt chú ý đến quảng cáo và bán hàng đa cấp (có phối hợp với Bộ Thương mại).

PGS.TS Trần Minh Tâm - viện trưởng Viện Khoa học công nghệ TP.HCM - cho rằng vai trò, tác dụng của TPCN ra sao hiện vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng chưa rõ. Lợi dụng sự thiếu thông tin này, không ít nhà sản xuất, kinh doanh đã đưa ra thị trường tiêu thụ những TPCN được "thổi" lên như "thần dược" chữa đủ thứ bệnh, kể cả bệnh nan y! Cũng có doanh nghiệp lạm dụng "chiêu" truyền thông theo kiểu lập lờ để đánh lừa người tiêu dùng, hoặc sử dụng các hình thức kinh doanh truyền tiêu, bán hàng đa cấp... với giá trên trời, trục lợi trên sự thiếu thông tin và hiểu biết của người tiêu dùng.

Nên và không nên

Tại hội thảo, GS.TSKH Lưu Duẩn - Trường đại học Công nghệ Sài Gòn - đưa ra ba lời khuyên "không nên" trong việc sử dụng TPCN. Đó là, không tham lam: không nên sử dụng quá mức hay lạm dụng; đừng ngộ nhận: phải hiểu biết tường tận, không hiểu sai về tính năng và hiệu quả của TPCN; chớ cả tin: tức là làm theo lời người khác nói một cách thiếu thận trọng, thiếu khách quan, không phù hợp với mình. Giáo sư Duẩn khẳng định không có loại TPCN nào có khả năng chữa tất cả các bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng để giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Để tránh bị một số nhân viên bán hàng lợi dụng và gây ngộ nhận về tính năng, công dụng của TPCN, TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều - chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM - khuyên trước khi quyết định chọn mua và sử dụng loại TPCN nào, người tiêu dùng nên đặt ra mười câu hỏi: thành phần mang lại hiệu quả chức năng của sản phẩm là gì, có sẵn tự nhiên trong thực phẩm hay do bổ sung vào; hiệu quả của sản phẩm ra sao, có nghiên cứu nào xác nhận lợi ích này không; nhà sản xuất có phải là một công ty có tiếng tăm tốt, đáng tin cậy không; trên nhãn có ghi hàm lượng các thành phần trong thực phẩm là bao nhiêu không; thành phần bổ sung vào thực phẩm thế nào, có những thực phẩm nào ảnh hưởng đến sự hấp thu thành phần chức năng này không; thành phần chức năng bổ sung vào thực phẩm dưới dạng sinh học nào, có ở dưới dạng dễ hấp thu hay dễ chuyển hóa không; đặc điểm dinh dưỡng của TPCN có phù hợp với mục tiêu sức khỏe mà người sử dụng mong muốn không; so sánh giá cả của TPCN với thực phẩm thông thường, giá có tương xứng với thành phần chức năng mang lại lợi ích cho người sử dụng không; cách thức chế biến thực phẩm (nóng, lạnh) hay cách bảo quản có ảnh hưởng đến hiệu quả chức năng của thực phẩm không...

Thực phẩm chức năng là gì?

- Thông tư 08 (năm 2004) của Bộ Y tế định nghĩa: "TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh". Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm.

Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram.

- Một hội nghị quốc tế về TPCN đã khuyến cáo không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của TPCN, trên nhãn sản phẩm TPCN không được phép ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào.

- Có thể chia TPCN thành bảy loại: TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất (như bổ sung iôt vào muối, vitamin A vào đường, sữa...); TPCN dạng viên (viên tăng lực, viên canxi đề phòng loãng xương, viên phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư...); TPCN "không béo", "không đường", "giảm năng lượng" (trà thảo dược...); nhóm các loại nước giải khát, tăng lực (bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể thao...); nhóm giàu chất xơ tiêu hóa (làm nhuận trường, phòng ngừa sỏi mật...); nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột và TPCN đặc biệt (dành cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn giặm, người bị tiểu đường...).

LÊ THANH HÀ

Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Thuc pham chuc nang

Đừng nhầm thực phẩm chức năng là thốc điều trị

Hiện nay trong các nhà thuốc, kể cả thuốc đông dược có bày bán những loại thực phẩm chức năng (TPCN). Một số người chưa biết rõ tác dụng nên đã mua và sử dụng TPCN với quan niệm nó cũng như các loại thuốc điều trị không cần kê đơn (OTC).

TPCN là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

TPCN được sản xuất, chế biến theo quy trình kỹ thuật công nghệ với công thức cần bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm; vì vậy, nó khác với các loại thực phẩm thông thường. Việc bổ sung thành phần có lợi hay loại bỏ thành phần bất lợi của thực phẩm trong TPCN phải được xem xét, chứng minh một cách khoa học và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành sử dụng. Vì vậy, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều lượng sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram. TPCN không được phép dùng để chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào.

TPCN.jpg
Nhân viên tư vấn đang giới thiệu một loại TPCN. Ảnh P. Huy.
Đừng nhầm lẫn!

Hiện nay, một số TPCN được bày bán trong các nhà thuốc, quầy thuốc Tây, kể cả thuốc Đông dược quy định không cần kê đơn (OTC) nên nhiều người tự ý mua tại đây hoặc được các nhân viên nhà thuốc, quầy thuốc giới thiệu, tư vấn để bán sản phẩm; khi mua về cứ nhầm tưởng là thuốc chữa bệnh. Thực ra, TPCN là loại thực phẩm nằm trong giới hạn giữa thực phẩm truyền thống (Food) và thuốc điều trị (Drug). Có thể nói rằng TPCN trong giới hạn giao thoa giữa thực phẩm truyền thống và thuốc điều trị. Vì vậy, TPCN còn được gọi là thực phẩm - thuốc (Food - Drug). Có lẽ sự nhầm lẫn xuất phát từ đây. Hiện nay, TPCN được chia làm 5 nhóm khác nhau gồm: nhóm có bằng chứng đáng tin cậy, nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy, nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải, nhóm có bằng chứng chưa đủ độ tin cậy, cần nghiên cứu thêm và nhóm còn tranh cãi nhiều. Tùy theo mức độ, khi sử dụng TPCN cần thận trọng xem xét, cân nhắc thật kỹ để chọn lựa giải pháp phù hợp giữa mục đích dùng để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật với tình hình kinh tế của mỗi người. Thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, nếu biết chọn lựa một chế độ ăn uống thích hợp với các loại thực phẩm truyền thống đầy đủ dưỡng chất, bảo đảm an toàn vệ sinh cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe, không cần dùng đến các loại TPCN.

Để tránh sự nhầm lẫn khi mua và sử dụng các loại TPCN hay thuốc điều trị, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và chú ý khi mua sản phẩm. Theo quy định, các nhà sản xuất thường công bố trên nhãn, mác sản phẩm là TPCN, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các tiêu chuẩn về thực phẩm. Đối với các loại thuốc điều trị và phòng bệnh, nhà sản xuất thường công bố trên nhãn, mác là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định sử dụng. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể; khác hẳn hoàn toàn với TPCN. Một số người do chưa hiểu rõ được vấn đề này nên đã xem TPCN là thuốc điều trị, là “thần dược” để phòng bệnh và chữa một số bệnh tật mắc phải, mặc dù phải bỏ ra một số tiền không ít để mua sử dụng. Việc quảng cáo sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như sự giới thiệu, tư vấn không đúng (hay cố tình?) của một số nhân viên ở các nhà thuốc đã làm cho người tiêu dùng càng bị nhầm lẫn.

Một tranh cãi...

Trong một bữa tiệc liên hoan, có người không uống được bia với lý do bị huyết áp cao và đang sử dụng omega-3 để điều trị. Người khác trong bàn tiệc tham gia ý kiến cho rằng omega-3 không phải là thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, nó chỉ là một loại TPCN hỗ trợ cho những người bị huyết áp cao. Có người vẫn xem đây là thuốc điều trị. Một tranh cãi omega-3 là thuốc hay TPCN lại được đưa ra trên bàn tiệc để thảo luận đúng - sai.

Trong giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm omega-3, một số nhà sản xuất đã ghi các chỉ định như: hỗ trợ tuần hoàn, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim... nên người tiêu dùng có thể nhầm lẫn là thuốc điều trị và phòng bệnh, vì không được ghi rõ TPCN ở bao bì, kể cả giấy hướng dẫn sử dụng ở bên trong. Thực ra, sản phẩm này được sản xuất từ dầu các loại cá vùng biển sâu và lạnh (vùng Alaska), chứa eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA) giúp hỗ trợ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol máu, đây là cơ sở để giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, trong đó có bệnh cao huyết áp nên người sử dụng nghĩ rằng đây là loại “thuốc” để điều trị và phòng bệnh huyết áp cao. Vì vậy, khi mua sản phẩm trong các nhà thuốc, để xác định rõ “thuốc” hay “TPCN”; người tiêu dùng cần đọc kỹ những chữ ghi trên bao bì và giấy hướng dẫn sử dụng cụ thể ở bên trong. Một số TPCN ngoài bao bì không ghi rõ “TPCN” nhưng khi đọc giấy hướng dẫn sử dụng kèm theo bên trong mới nhận rõ. Có lẽ đây là một nghệ thuật kinh doanh của các nhà sản xuất, trong khi phần lớn người tiêu dùng chưa hiểu rõ được vấn đề này.

Một loại TPCN khác có hoạt chất chính glucosamin sulfate có bao bì bên ngoài và vỉ thuốc bên trong rất giống với thuốc điều trị. Trên hộp thuốc có ghi chữ điều trị viêm xương khớp bằng tiếng Anh “Treatment for osteoarthritis” nên người tiêu dùng cứ nghĩ đây là thuốc điều trị. Nếu đọc kỹ ở góc bên hông, sẽ thấy chữ thực phẩm hỗ trợ sức khỏe bằng tiếng Anh “Health supplement food”. Mở hộp thuốc để xem giấy hướng dẫn sử dụng ở bên trong, phần chú ý khi dùng sản phẩm có ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Vì vậy, người tiêu dùng khi mua sản phẩm từ các nhà thuốc, quầy thuốc Tây, kể cả thuốc Đông dược; muốn phân biệt rõ “thuốc” chữa bệnh, phòng bệnh hay “TPCN” cần đọc kỹ những thông tin ghi trên nhãn mác, bao bì và những nội dung trên giấy hướng dẫn sử dụng ở bên trong để tránh nhầm lẫn.

Hiện nay, một số loại TPCN có giá bán khá cao kèm với những lời giới thiệu, quảng cáo, tư vấn... như là một “thần dược” nên không ít người đã bỏ tiền ra mua để sử dụng với mong muốn điều trị khỏi bệnh giống thuốc chữa bệnh. Đừng nên nhầm lẫn vấn đề này

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Vietbao (Theo: SKĐS)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng quảng cáo chữa được bệnh nan y

Ngày 23/8, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện thực phẩm chức năng "Viên rong biển", sản phẩm của Công ty TNHH Thanh An (120 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội) có nội dung nhãn hàng trái với công bố tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

cv

Những đợt kiểm tra bất ngờ của Sở Y tế Hà Nội luôn phát hiện ra các sai phạm của doanh nghiệp.

Theo công bố tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm “Viên rong biển” là sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, chất xơ tự nhiên... Tuy nhiên trên nhãn hàng bán ra thị trường, sản phẩm chức năng chữa bệnh nan y như chống loãng xương, trĩ, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, xám da, viêm gan B, giảm béo...

Cụ thể, giấy phép Cục An toàn vệ sinh thực phẩm công bố: ‘’Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Còn trên nhãn mác của sản phẩm này lại ghi: “Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.

Tại đây, đoàn kiểm tra còn phát hiện sản phẩm “Thực phẩm chức năng” dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch, được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận về công dụng: “Dùng cho người tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Thay thế một phần hoặc toàn phần khẩu phần ăn hàng ngày của các đối tượng trên’’. Nhưng trên nhãn mác, nhà sản xuất lại ghi thêm công dụng: “Người không mắc các bệnh trên ăn thực phẩm này phòng ngừa được các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư, loãng xương, giữ cho người trẻ lâu’’.

Ông Tạ Bá Thanh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thanh An, Long Biên, Hà Nội thừa nhận những sai phạm về việc thêm nội dung không có trong giấy phép vào sản phẩm chức năng.

Theo giải thích của ông Thanh, đầu tiên Công ty ghi theo đúng như Cục quy định nhưng sau khi người dân sử dụng thực phẩm chức năng này và có phản hồi lại là điều trị được thêm bệnh này, bệnh kia nên chúng tôi thêm vào cho phù hợp với đúng chức năng của loại thực phẩm chức năng.

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Sở Y tế đã mời Công ty TNHH Thanh An lên làm việc vào ngày 29/8.

  • Lệ Hà
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Thuc pham chuc nang

Uống thực phẩm chức năng Vision rồi... nhập viện!

Uong thuc pham chuc nang Vision roi nhap vien
Nạn nhân của thực phẩm chức năng.

Nghe người giới thiệu “thuốc” vision hiệu nghiệm, một phụ nữ 35 tuổi (Bình Dương) mắc lupus ban đỏ từ nhiều năm không khỏi, đã mua uống và hai tuần sau nhập Bệnh viện Da liễu trong tình trạng mụn nước, bóng nước to mọc đầy cánh tay, ngực và lưng.

Vốn bị bệnh lupus ban đỏ từ nhiều năm nay, chạy chữa Tây y nhiều nơi không khỏi, nên khi nghe người giới thiệu một sản phẩm chữa dứt bệnh, bà T.T.T, 35 tuổi, ngụ tại Bình Dương, mừng như “bắt được vàng” liền bỏ tiền mua uống. Nhưng hết bệnh đâu không thấy, chỉ biết sau 2 tuần sử dụng, bà đã nhập Bệnh viện Da Liễu TPHCM!

Tiền mất, tật mang thêm

Khi vào Bệnh viện Da Liễu TPHCM ngày 29/6, nhiều nơi trên cơ thể của bà T. xuất hiện hồng ban sắc tố, mụn nước, bóng nước to, tập trung ở hai cánh tay, ngực, lưng, chưa kể là niêm mạc họng bị trợt đỏ, đau nhức, môi đóng mày máu. Bà cho biết trước đó có uống 4 loại sản phẩm Vision, mua của một người quen ở gần nhà bán, mỗi loại uống 4 viên/ngày, tổng cộng 16 viên/ngày. Tuy nhiên, khi uống chỉ mới được 2 tuần da của bà đỏ dần, nổi mụn nước, bóng nước, ngứa ngáy, lở miệng nên phải nhập viện điều trị. BS Trần Thị Thanh Thuỷ, phó khoa lâm sàng 1 Bệnh viện Da Liễu TPHCM, người điều trị cho bà T., cho biết bệnh nhân bị hội chứng Steven-Johnson, một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng gây trợt lở da, có thể đe doạ đến tính mạng.

Sản phẩm Vision không có gì xa lạ, cách đây vài năm, nó gây tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực báo chí khi gắn liền với hệ thống kinh doanh đa cấp. Các sản phẩm của Vision thực chất chỉ là thực phẩm chức năng (TPCN) chứa các loại vitamin (A, D, E, C…) và nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, selen, crôm…) có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, nâng đỡ sức đề kháng cơ thể trong một số trường hợp nhất định, không hề có tác dụng chữa bệnh như người bán quảng cáo.

Theo BS Thanh Thuỷ, với công thức như một dạng viên multivitamin, dù không phải là thuốc kê toa, nhưng sản phẩm Vision cũng không thể uống một cách bừa bãi với số lượng đến 16 viên/ngày. Khi được hỏi có dùng bất kỳ một loại thuốc nào trong khi dùng sản phẩm Vision không, bệnh nhân khẳng định không có. Như thế đã rõ, bà T.T.T đã bị tai biến thuốc, “loại thuốc” mà theo người bán có thể chữa hết bệnh. Được biết, một lọ sản phẩm Vision không hề rẻ, hơn 300.000 đồng cho 30 viên thuốc và bệnh nhân phải bỏ ra ít nhất vài triệu đồng để điều trị!

Vision vào bệnh viện

Trong những ngày nằm viện điều trị tai biến do dùng sản phẩm Vision, bà T.T.T được một nhân viên của Vision, đồng thời cũng là người bán sản phẩm túc trực chăm sóc. Thái độ này đã được nạn nhân “ghi nhận” và ngay trong hoàn cảnh này, bà T. cũng không ngớt lời “ca ngợi” sản phẩm. Bà nói với chúng tôi: “Thuốc đó nhập từ Pháp về hẳn hoi, tại tôi uống nhiều quá mới bị chứ có chuyện gì đâu”. Khi tôi hỏi người bán về cách điều trị, chị cho biết: “Trước khi cho bệnh nhân dùng, chúng em đều tham khảo xét nghiệm của bác sĩ (!?). Trường hợp này không phải là dị ứng mà tại bệnh nhân uống ít nước quá, chất độc không thải qua đường tiểu hay qua phân mà thải qua da nên mới bị như thế, rồi từ từ da cũng lành thôi (!?)”.

Thật lạ, cho dù khẳng định chuyện không có gì, nhưng các nhân viên Vision tỏ ra rất “quan tâm” đến nạn nhân. Chiều ngày 6.7, vào khoảng 15 giờ 30, lãnh đạo Bệnh viện Da Liễu đã ghi nhận ngay tại phòng bệnh, nơi nạn nhân T.T.T điều trị, có hai người là B.T.X.T và H.P.L mang 2 hộp Vision (mỗi hộp 8 lọ) và qua kiểm tra tủ đầu giường của một bệnh nhân khác cũng có 8 lọ Vision.

Với thực phẩm chức năng (TPCN), y học… không cần tồn tại!

Tại một hội thảo cuối năm qua, ông Chu Quốc Lập, cố vấn Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, cho biết người dân vẫn chưa quen và bị nhầm lẫn các khuyến cáo của thuật ngữ TPCN bởi một số nhà kinh doanh thổi phồng tác dụng bằng cách ghi quá nhiều công dụng trên nhãn mác.

Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. TPCN không hề có tác dụng chữa bệnh và cũng không thay thế thuốc trị bệnh. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận, người kinh doanh thường “rỉ tai” người tiêu dùng để dụ họ sử dụng. Chỉ với một số loại sản phẩm nhất định phối hợp với nhau mà người ta lại dùng để trị hàng trăm thứ bệnh “dữ dằn” từ đục thuỷ tinh thể, bướu cổ, lao phổi, tiểu đường, Parkinson, Alzheimer, viêm màng ngoài tim cho đến… liệt dương, rối loạn chức năng buồng trứng.

Theo Phan Sơn

Sài Gòn tiếp thị

Việt Báo (Theo_DanTri)
Thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng là gì?

Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.

Những điều cần biết về thực phẩm chức năng

Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.

Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, bạn phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy tín).

Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng” (structure/function claims).

Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.

Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào.

Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng thực phẩm chức năng. Trên thực tế, mỗi năm ở Mỹ vẫn có hàng nghìn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn của chủng loại thực phẩm này.

Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt những thực phẩm chức năng có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại cần nghiên cứu thêm. Không nên vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài nghiên cứu ban đầu.

Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các thực phẩm chức năng như sau:

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzeingenistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy

- Cá nhiều mỡ chứa axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều

- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa axit béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt?

Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Thuc pham chuc nang